Hải Quan

Thủ Tục khai Báo Hải Quan Là gì? Những Điều Cần Biết Hiện Nay

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vào việt nam để hoàn tất giấy tờ nhằm đưa hàng hóa ra thì trường thì phải thông quan hàng hóa và đóng thuế cho nhà nước hay còn còn gọi là khai báo hải quan hàng hóa. Vậy khai báo hải quan là gì ?

1. Khái niệm về khai báo hải quan

Khai báo hải quan là những thủ tục cần thiết tại cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không cần thiết để cho phép hàng hóa, phương tiện vận tải được phép nhập khẩu – nhập cảnh – xuất khẩu ra khỏi biên giớ quốc gia

Lưu Ý: Thủ tục hải quan chỉ áp dụng cho các hàng hóa và phương tiện vận tải không áp dụng cho người

2. Mục đích của việc khai báo hải quan xuất nhập khẩu

Đối với việc khai báo thủ tục hải quan sẽ có nhiều mục đích khác nhau nhưng gộp chung thì vẫn có hai mục chính sau:

» Để cho nhà nước tính và thu thuế xuất nhập khẩu. Đây là mục đích rất quan trọng trả lời tại sao chúng ta lại cần nhiều thời gian, công sức và con người để giải quyết công việc này.

» Quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo việc hàng hóa ra/ vào lãnh thổ việt nam không thuộc các danh mục cấm

Ví dụ như: Súng , ma túy vào việt nam và các sản phẩm đồ cổ, động vật hoang dã, tài nguyên thiên nhiên quý hiếm ra khỏi việt nam

3. Quy trình chung để khai báo hải quan cho một lô hàng hóa xuất nhập khẩu

a) Chuẩn bị chứng từ khai báo hải quan 

Kể từ 04/214, cơ quan hải quan việt nam đã bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống VNACCS mới và mẫu tờ khai cũng thay đổi nhiều

Bộ chứng từ cơ bản bao gồm những giấy tờ sau:

+ Hợp đồng thương mại ( Purchase Order Or Contract) :  01 bản sao y

+ Hóa đơn thương mại ( Invoice ): 01 bản gốc

+ Phiếu đóng gói ( Packing list ): 01 bảng gốc

+ Vận đơn ( Airway Bill / Bill of  lading)

+ Giấy phép (nếu có)

+ Giấy chứng nhận xuất xứ c/o

+ Các giây tờ khác tùy theo loại hàng cụ thể

b) Nộp tờ khai thông quan

Sau khi đã chuẩn bị đủ chứng từ đầy dủ, sẽ tiến hành nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử

Sau khi nộp tờ khai sẽ đợi kết quả phân luồng hệ thống. Sẽ có 3 luồng Xanh, Vàng, Đỏ tùy theo loại hàng hóa

b.1) Tờ khai luồng xanh: Gồm xanh có điều kiện và xanh không điều kiện

Nếu là xanh có điều kiện: Phải xuất trình thêm các chứng thư bổ sung sau:

— Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

— Giấy kiểm tra chất lượng ( ví dụ: Kiểm dịch thực vật), giấy nộp thuế, …

Đối với loại luồng xanh này, chắn chắn bạn phải đến chi cục hải quan để làm thủ tục

Nếu là luồng xanh không có điều kiện: Về lý thuyết, bạn chỉ cần xuống cảng lấy hàng, mà không phải làm gì thêm. Tuy nhiên, trên thực tế ở các chi cục, người khai vẫn phải in ra giấy có chữ ký & đóng dấu của chủ hàng ( giấy giới thiệu). Sau đó đem tờ khai giấy lên lấy xác nhận của hải quan tiếp nhận, rồi mới ra cảng làm thủ tục lấy hàng (đổi lệnh ở cảng, ký hải quan cổng bãi).

b.2) Tờ khai luồng vàng

Đối với phần luồng này, quy trình khai vẫn giống như luồng xanh nhưng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Tờ khai hải quan

+ Hợp đồng thương mại

+ Hóa đơn thương mại (invoice)

+ Phiếu đóng gói ( Packing list)

+ Vận đơn

+ Giấy phép (nếu có)

+ Giấy chứng nhận xuất xứ

Chi tiết hồ sơ và quy trình thủ tục có thể tham khảo thêm tại : Điều 8, thông tư 22/2014/TT-BTC

b.3) Tờ khai luồng đỏ

Phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và hải quan.

Về  hồ sơ như luồng vàng trên đây. Sau khi hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Bạn đăng kí kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.

Hiện có 2 hình thức kiểm hóa:

+ Kiểm bằng máy soi (kiểm soi)

+ Kiểm thủ công. ( bước này thường tốn kém và mệt mỏi)

Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu ổn, sẽ làm thủ tục bóc tờ khai là xong.

4. Thực hiện nộp thuế và đưa hàng về

Người khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng…

Mức thuế sẽ tùy mặt hàng khai hải quan và có các giấy tờ để ưu đãi giảm thuế hay không.

Chú ý: không phải mặt hàng nào cũng có quá trình khai hải quan giống nhau. Thông thường được chia thành như

+ Chuyên làm thủ tục hải quan hàng kinh doanh.

+ Chuyên làm thủ tục hải quan hàng phi mậu dịch

+ Thủ tục hải quan hàng sản xuất xuất khẩu

+ Thủ tục hải quan hàng gia công.

+ Khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu tại chổ.

+ Khai báo hải quan hàng chuyển cảng, chuyển cửa khẩu.

+ Chuyên làm thủ tục hải quan hàng đã qua sử dụng máy móc.

+ Mặt hàng thiết bị y tế

Sau khi thực hiện thực hiện khai báo thủ tục hải quan hàng hóa xong, đơn vị sẽ vận chuyển hàng về kho khách hàng.

Nguồn: Tổng hợp Vicent Dung

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Những bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
Close

Chào bạn thân mến!!!

Chúng tôi đang dựa vào quảng cáo để duy trì trang web miễn phí. Bạn có thể hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt Adblock? Chúng tôi cam kết chỉ hiển thị quảng cáo không gây phiền hà.