Hải Quan

Trình Tự Thủ Tục Khi Xin Cấp C/O Và Các Điều Lưu Ý Khi Yêu Cầu Cấp C/O

Như ở bài viết trước Dũng đã giới thiệu qua c/o là gì ? Nếu bạn nào chưa đọc qua có thể xem lại tại đây . Vậy nếu muốn muốn cấp C/O trong xuất khẩu hàng hóa thì thủ tục xin cấp C/O như thế nào  ? Những điều nào cần lưu ý ?

1. Trình tự các bước thủ tục xin cấp C/O

Để được cấp phép C/O cần thực hiện qua các bước sau

B1: Kiểm tra sản phẩm có xuất xư thuần túy theo quy định phù hợp hay không. Nếu không thì chuyển san B2

B2: Xác định mã số HS của sản phẩm xuất khẩu ( 4 hoặc 6 số HS đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định)

B3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó có FTA với Viêt Nam – ASEAN và có cho việt nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có chuyển sang B4

B4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) hay theo quy định phù hợp. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không chuyển sang B5

B5: So sánh thuế xuất để chọn mẫu C/O ( Nhật form AJ) để đề nghị cấp, nhằm đảo bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất

B6: Kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không

Ví dụ: Turkey – Annex II, Japan – Annex 5, …

2. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp C/O

a) Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp C/O đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ

+ Mẫu C/O đã được khai hoàng chỉnh bao gồm 01 bản gốc và 3 bản sao

  ++ Bản gốc và bản sao thứ 1sẽ được người xuất khẩu gửi cho người nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan tại cảng, hoặc điểm nhập khẩu.

  ++ Bản sao thứ 2 sẽ do tổ chức cấp C/O lưu lại

  ++ Bản sao còn lại sẽ do người xuất khẩu giữ

[wpsm_box type=”info” float=”left” text_align=”left”] Trong trường hợp do yêu cầu của nước nhập khẩu. Người cấp C/O có thể đề nghị tổ chức cấp C/O cấp nhiều hơn 03 bản sao của C/O
[/wpsm_box]

+ Tờ khai hải quan xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan( bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dâu “SAO Y BẢN CHÍNH”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng Người đề nghị cấp C/O có thể nộp sau chứng từ này, nhưng không được quá 30 ngày kể từ ngày cấp C/O

b) Giấy tờ bổ sung

Nếu xét thấy cần thiết, tổ chức cấp C/O có thể yêu cầy người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:

» Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu

» Giấy phép xuất khẩu

» Hợp đồng mua bán

» Hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu trong nước

» Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu

» Vận đơn đường biển

» Vận đơn đường hàng không

» Các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của hàng hóa

c) Đối với các doanh nghiệp thao gia ECOSYS, mọi chứng từ sẽ được thương nhân ký điện tử và truyền tự động tới các tổ chức cấp C/O. Các tổ chức cấp C/O căng cứ vào hồ sơ trên mạng để kiểm tra tính hợp lý của thông tin và cấp C/O cho thương nhân khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ bằng giấy.

3. Quy trình yêu cầu thủ tục xin cấp C/O

B1: Đăng ký hồ sơ thương nhân

a) Khi nộp đơn đề nghị cấp C/O lần đầu tiên cho Tổ chức cấp C/O, Người đề nghị cấp C/O phải nộp những giấy tờ sau:

– Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Phụ lục I)

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính)

– Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính)

– Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Phụ lục II – nếu có).

b) Mọi sự thay đổi trong Hồ sơ thương nhân phải được thông báo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O nơi liên hệ để được cấp C/O. Hồ sơ thương nhân phải được cập nhập hai (02) năm một lần;

c) Thương nhân đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét giải quyết việc cấp C/O tại nơi đã đăng ký Hồ sơ thương nhân;

d) Các trường hợp trước đây đã xin cấp C/O nhưng chưa đăng ký Hồ sơ thương nhân phải được thực hiện trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

B2: Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra và thông báo cho thương nhận một trong các trường hợp sau:

– Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ được cấp.

– Đề nghị bổ sung chứng từ (ghi rõ loại chứng từ còn thiếu).

– Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra).

– Từ chối cấp C/O trong các trường hợp theo pháp luật quy định.

B3: Trả Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

4. Một số điểm lưu ý trong thủ tục xin cấp C/O

Thời gian cấp C/O không quá 03 ngày làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cáp C/O nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ

Trong trường hợp cần thiết, tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất, nếu thấy rằng việc kiểm tra bộ hồ sơ trên là chưa đủ căn cứ để cấp C/O, hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra, Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu ký. Trong trường hợp Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấp C/O đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Người đề nghị cấp nộp Bộ hồ sơ đầy đủ

Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán toán của người xuất khẩu, trừ khi ảnh hường này do lỗi của người xuất khẩu.

Nguồn: Viecent Dung Tổng Hợp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Những bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
Close

Chào bạn thân mến!!!

Chúng tôi đang dựa vào quảng cáo để duy trì trang web miễn phí. Bạn có thể hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt Adblock? Chúng tôi cam kết chỉ hiển thị quảng cáo không gây phiền hà.