Vận Đơn Là Gì ? Bill Of Lading Chức Năng – Tác Dụng – Phân Loại Như Thế Nào ?

Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, bộ chứng từ xuất nhập khẩu là một thứ không thể thiếu. Thông thường chứng từ sẽ gồm: Invocice, packing list,Bill of loading, C/O các loại, hợp đồng mua bán, tờ khai hải quan,…Trong bài bài này mình sẽ giới thiệu quá bill of lading – vận đơn là gì ?
1/ Thế nào là vận đơn ?
Vận đơn – Bill of lading ( thường được gọi là vận đơn đường biển , vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,..) là một chứng từ vận tải do người vận chuyển (shipper), đại lí của người vận chuyển (Agent Fowarder) ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc là hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

2/ Các chức năng của vận đơn
» Chức năng thứ nhất của vận đơn nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được kí kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Nó xác định mối quan hệ về mặt pháp lý giữa người thực hiện vận chuyển và chủ hàng và quan trọng hơn là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.
» Như một biên lai dùng để xác nhận rằng người vận tải đã nhận hàng để chuyển chở. Người vận tải căn cứ này để kiểm và giao hàng cho người nhận hàng khi họ xuất trình được vận đơn này hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng đi
» Là một bằng chứng xác nhận rằng về quyền sở hữu về hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Dùng xác nhận giao hàng tại đầu giao hàng.
3/ Tác dụng (công dụng) của vận đơn
Vận đơn (B/L) là vô cùng quan trọng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Chúng có các tác dụng chinh sau đây:
a/ Là một chứng từ làm căng cứ để khai báo hải quan điện tử, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp
b/ Nó là chứng từ đính kèm theo hóa đơn thương mại (invoice) trong bộ chứng từ mà người bán hàng (shipper) gửi cho người mua hàng (cnee) để thực hiện thanh toán tiền. Đặc biết đối với các mặt hàng có c/o để hưởng ưu đãi thuế quan.
c/ Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa
d/ Căn cứ để xác định số lượng hàng hóa mà người bán đã gửi cho người mua, từ đó người ta có thể thống kế, ghi số và theo dõi thực hiện hợp đồng mua bán (contract)
4/ Phân loại các loại vận đơn
Vận đơn được phân làm 6 loại theo các đặc tính và yêu cầu trong vận chuyển người bán và người mua
4.1/ Phân loại dựa vào tính pháp lý trong vận chuyển hàng hóa
» Vận đơn gốc (Original Bill): Là vận đơn trên đó có đóng dấu Orignal và được đóng mộc, ky bằng tay. Bill gốc mang tính chủ sở hữu và bill này được bên bán hàng gửi chuyển phát nhanh trực tiếp về cho người mua hàng.
» Vận đơn bán sao ( Copy B/L): vận đơn này giống với với vận đơn gốc, không có dấu và không được kí bằng tay. Trên B/L có chữ COPY NON NEGHTIBLE – có nghĩa là không được chuyển nhượng. Đối với vận đơn này người ta thường phát hình bằng hình thức Telex để thuận tiện việc giao nhận hàng hóa
Xem thức: Phương thức hành surnder bill băng Telex Release
4.2/ Căn cứ vào tính sở hữu
Nếu dựa trên đặc tính sở hưu thì bill được phân thành 3 loại nhỏ:
» Vận đơn theo lệnh (To order Bill): Đối với loại bill này trên bill gốc sẽ không có hiển thị tên của consignee mà chỉ để chứ “To Order” tại mục ghi thông tin cnee. Vận đơn này miễn người nào cầm vận dơn gốc và được xác nhận ký hậu vận đơn của shipper thì có thể nhận được hàng

» Vận Đơn đích danh (Straght Bill): Vận đơn sẽ ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng. Hàng chỉ giao đúng với tên và địa chỉ người nhận trên bill.
» Vận đơn vô danh (to Bearer Bill): Không ghi tên hay bất cứ thông tin gì trong mục cnee hoặc phát hành theo lẹch sẽ không rõ địa chỉ này của ai. Do đó khi ai cầm vận đơn này thì đều có thể nhận hàng.
4.3/ vận đơn theo cách phê chú trên vận đơn
Sẽ được chia làm 2 loại chính:
» Vận đơn hoàn hảo (clean bill): vận đơn như loại này khong có bất cứ ghi chú khiếm quyết gì về ghi chú của lô hàng. Điều này có mục đích giúp consignee cảm thấy an tâm về lô hàng khi shipper gửi đi.
» Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill): Là vận đơn mà chủ hàng có ghi chú xấu về tình trang của lô hàng.
4.4/ Căn cứ vào cách chuyên chở
» Vận đơn tàu chợ (Liner Bill): Vận đơn thông dụng nhất và chiếu hầu hết trên thị trường. Sẽ được phát hành khi bạn thuê tàu container để chở hàng.
» Vận đơn tàu chuyển (Voyage Chater Bill): Vận đơn sẽ phát hành cho chủ hàng khi sử dụng tàu chuyến để chở hàng hóa và thường đi kèm sử dụng với hợp đồng thuê tàu ( to be used with charter party)
4.5 vận đơn dựa vào thời gian bốc xếp hàng hóa lên tàu
» Vận đơn đi thăng (Direct Bill): Loại vận đơn khi hàng được chở thẳng từ cảng lấy hàng( Loading port) sang cảng dỡ hàng (POL Loading) không chuyển qua tàu mẹ hay cảng trung gian nào khác.
» Vận đơn chờ suốt (Through Bill): Sẽ cấp cho chủ hàng mà không cần quan tâm đến hàng có chuyển tải hay không
» Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Bill. Intermodal Bill or Combined Bill): Được dùng trong vận chuyển container với hình thức door to door. Sẽ kế hợp nhiều phương thức vận chuyển khác nhau như: vận chuyển đường biển, vận chuyển đường bộ, vận chuyển hàng không,..
5/ Một số loại vận đơn khác
Ngoài các loại vận đơn ở trên còn có một số loại vận đơn khác như: Bạn có thể xem chi tiết các bài viết sau:
a/ Vận đơn do hãng tau cấp cho shipper hoặc cấp cho Forwarder gọi là Master bill
b/ Vận đơn nhà, do forwarder cấp cho shipper gọi là House Bill
c/ Vận đơn điện giao hà, giúp hàng hóa được giao nhanh gọi là surrender bill
d/ Vận đơn để release hàng hóa nhanh goi là seaway bill (Express release)
Nội dung khác sẽ có ích: Bill surrender là gi ? Tác dụng của bill surrender
Nếu cần tư vấn dịch vụ xem tại đây: Khai báo hải quan
Nguồn: Tông hợp kiến thức xuất nhập khẩu dungtransport.com